Trang

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Khi báo chí xem cơ quan chấp pháp là … kẻ thù!

Ran-doc-leu-bao-dlv.vn
Thời gian vừa qua, cùng với những thông tin xuyên tạc lịch sử và cổ vũ cho giá trị phương Tây, dưới danh nghĩa đấu tranh chống tiêu cực, tự do ngôn luận – các cơ quan công quyền và người thực thi pháp luật ở Việt Nam đã liên tục trở thành mục tiêu công kích của một số tờ báo vốn thuộc các ngành, đoàn thể chính trị xã hội quản lý.
Dưới ngòi bút của phóng viên những báo này trong các bài viết và nhất là ở cách giật tít, tất cả các cơ quan công quyền Việt Nam “đều có vấn đề”, tất cả cán bộ công chức mà đặc biệt là những người làm trong các cơ quan thực thi pháp luật đều hiện lên như kẻ thù của nhân dân.
Gần đây nhất là vụ thượng sỹ cảnh sát Lương Việt Hà ở Công an phường 4 quận 6 TP Hồ Chí Minh khống chế người lái xe hàng rong đã được phóng viên kền kền khai thác tối đa theo hướng chĩa mũi dùi về phía công an và chính quyền, từ đó đám lưu manh chính trị đã lợi dụng để kích động, mua chuộc người lái xe, đồng thời đe dọa và công khai tung lên mạng thông tin thuê người lấy mạng thượng sỹ Hà.
Lao-Dong-nau-chao-UBNDxa
Nấu cháo tại trụ sở ủy ban xã, là trò quậy phá Chí Phèo nhất mà những kẻ đầu trò khiếu kiện có thể nghĩ ra. Người dân thiếu hiểu biết bị dẫn dắt còn có thể thông cảm, nhưng mang thân nhà báo đi cổ súy những hành vi này để câu viu mà bất biết có thể đem lại tai họa cho người dân khác, đó là loại mất dạy!
Vụ việc vẫn chưa hết lùm xùm thì ngày 18/4/2016, báo Lao động lại có bài giật tít “Hà Nội: Nhận án tù vì… nấu cháo ở cửa UBND xã” của PV Đỗ Văn về vụ việc ở xã Liên Hiệp – Phúc Thọ, một giọng điệu lưu manh lập lờ khốn nạn từ tiêu đề cho đến nội dung bài viết khiến người đọc có thể hiểu sai khác hoàn toàn bản chất sự việc bởi những đối tượng kia bị xét xử là đúng luât với tội “9 vụ Gây rối trật tự công cộng, Cố ý làm hư hỏng tài sản và Hủy hoại tài sản” chỉ trong thời gian 2 năm, từ 2012 đến 2014 ở điểm nóng này.
Đáng chú ý, thông tin về 2 vụ việc trên cũng như nhiều nội dung khác từ chính báo chí Việt Nam đã được các hãng truyền thông nước ngoài thù địch và đám phản động người Việt sử dụng triệt để nhằm bôi nhọ chính quyền và kích động tâm lý chống phá ở Việt Nam.
Nếu nhà nước không kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh và thắt chặt quản lý, để “tự do báo chí” theo cách như thế này sẽ đám kền kền sẽ tạo ra “cách mạng màu” ở Việt Nam sớm thôi, khi mà những tờ báo đó không chỉ là “lều báo, chuồng báo” mà đã thực sự trở thành nơi gieo mầm phản cách mạng.
Không nói to tát, chỉ đơn giản ở góc độ cá nhân những người thực thi công vụ: nếu báo chí và dư luận luôn coi các cơ quan chấp pháp là kẻ thù, chính quyền không bảo vệ cán bộ của mình thì sẽ còn ai dám đứng ra bảo vệ pháp luật, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội?
Báo chí hàng ngày ra rả nói về đạo đức xã hội bị xuống cấp, kỷ cương bị coi thường, vậy đạo đức báo chí, kỷ cương trên lĩnh vực truyền thông của các vị thì đang ở đâu?


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

* Thế là đã rõ

Mẹ Đốp


Trong phần cuối Entry viết về chuyện 36 cử tri tại Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa (Hà Nội) đề nghị làm rõ kết quả kiểm phiếu tại Hội nghị lấy ý kiến đối với ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc nhà sách Alfa Book. Tôi đã đặt ra sự băn khoăn như sau: "Ngoài ra có một sự băn khoăn nữa là tại sao khi yêu cầu bỏ phiếu lại bị từ chối thì có 18 người phản đối bằng cách không ký vào biên bản kết thúc Hội nghị. Vậy tại sao, trong đơn khiếu nại sau đó lại có 36 người đồng ký tên? Liệu rằng, trong chuyện này có một sự mâu thuẫn nào đó không? Thiết nghĩ, giải mã được điều này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn đâu là động cơ dẫn đến việc có lá đơn khiếu nại của 36 người đồng ký tên nói trên!"

Nội dung đơn khiếu nại của cử tri Tổ dân phố 25 phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) - Nguồn: Blog Tễu. 

Trong một bài viết nói về đơn khiếu nại của 36 cử tri Phường Nam Đồng về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân mình (được Blog Tễu (Xuân Diện Hán Nôm) đăng tải lại), Nguyễn Cảnh Bình ngoài việc trích nguyên văn đơn khiếu nại thì còn thông tin thêm rằng: "Tổng cộng có 36 người ký vào đơn khiếu nại, dù có thể thêm chữ ký song do thời gian không cho phép có thêm các chữ ký ủng hộ". Nghĩa là theo Bình thì có thể số lượng người đồng ký tên bức thư sẽ nhiều hơn con số 36 cử tri nếu không vì vấn đề thời gian. 

Điều này thêm một lần nữa khiến không ít người quan tâm phải tỏ ra nghi ngại rằng tại sao tại hội nghị đó >18 cử tri còn lại không ra mặt phản đối bằng cách không ký vào đơn khi kết thúc hội nghị mà phải thể hiện sự phản đối thông qua một lá đơn khiếu nại sau đó? 

Một trong những nguyên tắc trong trong sự việc này chính là tất cả những người cùng đứng đơn (ký vào đơn) phải là cử tri được tham dự hội nghị; còn không thì việc đứng đơn của họ đều không có hiệu lực và chính quyền đương nhiên không cần phải xem xét? Và tin chắc rằng, những người đứng tên trong đơn khiếu nại đang được nói đến thừa hiểu điều này! 

Với một suy nghĩ như thế, Cơ quan thanh tra đã vào cuộc để làm rõ các nội dung được nêu trong đơn khiếu nại cũng như danh tính thực sự của các cá nhân đồng ký tên. Kết quả Cơ quan này đã bảo lưu, đồng tình với kết quả hội nghị cử tri ối với ông Nguyễn Cảnh Bình do ủy ban Mặt trận Tổ quốc Phường Nam Đồng tiến hành vào ngày 10.4 vừa qua. 

Lí do được đưa ra là 03 người không đúng chữ kí (giả mạo), 03 người không tham gia hội nghị cử tri cũng kí đơn kiện, 07 người rút khỏi danh sách kí đơn kiện. Với kết quả này thì chỉ có 26 người đứng tên trong đơn khiếu nại là chính danh và hoàn toàn phù hợp với kết quả kiểm phiếu tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú (Ông Bình nhận 26/59 phiếu tín nhiệm ông Bình ứng cử Quốc hội và 16/59 phiếu tín nhiệm ông Bình ứng cử HĐND TP.Hà Nội) (Thông tin từ FB Pham Duc Hoan).


Với việc cố tình mạo danh của một số cá nhân trong đơn khiếu nại, Cơ quan thanh tra đã bác các nội dung được nêu lên và bảo lưu kết quả tại hội nghị diễn ra ngày 10.4 vừa qua đối với Nguyễn Cảnh Bình. Cái sức ép mà Nguyễn Cảnh Bình cùng 26 người ủng hộ ông dựng nên cuối cùng đã bị phơi trần ra trước ánh sáng và chỉ với điều này thôi cũng đã là quá đủ để những ai quan tâm hiểu hơn về một chân dung ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Cảnh Bình! 

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Tường thuật diễn biến Hội nghị cử tri đối với UCV Nguyễn Quang A


Tường thuật diễn biến Hội nghị cử tri đối với UCV Nguyễn Quang A
Chiều ngày 9/4/2016, tại Nhà văn hóa Phường Gia Thịnh – Long Biên – Hà Nội đang diễn ra buổi lấ ý kiến cử tri nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang A. Hiện hầu hết các “nhà dân chủ” ở Hà Nội, nhóm No-U, Vì Một Hà Nội Xanh, MLBVN,… đều có mặt đông đủ. Điều này chứng tỏ ông Nguyễn Quang A là “thủ lĩnh” tinh thần của cái gọi là “phong trào dân chủ”
Tường Thuật Hội nghị cử tri NQA
Trên hình có blogger Phạm Thị Đoan Trang và đám đàn em của cô này. Lã Việt Dũng đag tường thuật trực tiếp
Cách đây 10 phút, ông Trương Minh Tam (mới ra tù về tội cưỡng đoạt tài sản, nghe nói là bồ của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện) trả lời phỏng vấn Lã Việt Dũng, gọi đây là buổi đẩu tố, không khí nặng nề. Kỳ thực toàn các zận chủ gia đang bu lấy cửa Nhà văn hóa quay phim, tường thuật rất “tự do”
Tường thuật NQA2
Tiếp theo là cô Phạm Thị Đoan Trang trả lời phỏng vấn, cùng vói giọng điệu của Trương Minh Tam nhưng với giọng điệu mạt sát người dân ở đây hơn vì họ đuổi cô ta ra khỏi phòng họp, các cử tri ở đây không có giới trẻ, toàn ông già bà cả,lạ còn đi họp muộn, chứng tỏ “tư cách công dân” không tốt, bla bla.. Có vẻ như vói con mắt nhà báo cô đang cố gắng chứng minh rằng, cử tri này không “xứng đáng” với tầm cỡ ứng cử viên ĐBQH của cô. Và cô lên án chính quyền ở đây đã không còn xem cô là nhà báo và đối xử với co như “nhà báo” cho dù cô đã bị tước thẻ và đuổi việc từ lâu
TT NQA
Tiếp sau blogger Đoan Trang này, ông Nguyễn Chí Tuyến trả lời phỏng vấn bằng thái độ rất bức xúc, với cách hành văn tiếp nối giọng điệu, ngôn từ của co Phạm Thị Đan Trang, nhưng may cho ông này không ứng cử ĐBQH bới vì ông mở mồm ra là mạt sát những cử tri ở đây toàn “loại” chỉ biết làm nội trợ, chưa xứng tầm “cử tri”, chưa đủ năng lực nhận thức chính trị để “đánh giá đúng” tầm của những nhà hoạt động như họ. Hàm ý rằng, cử tri toàn “những bà nội trợ” này “biết gì về chính trị chính em”. May cho ông này không làm chính khách, không thì chắc các bà nhà ta sẽ úp váy lên mặt ông ta mất. Đàm Lã Việt Dũng vội vàng cắt “dòng bức xúc” quá đà của “nhà dân chủ” Nguyễn CHí Tuyến
TT NQA Thảo
Tiếp đến là cô Thảo Teresa trả lòi phỏng vấn với tư cách là “người dân quan tâm đến cử tri NGuyễn Quang A” với giọng điệu rất “lấc cấc”, rỉa róc Hội nghị cử tri này là đấu tố, là vớ vấn…Nói chung “lập luận” của cô này hợp với hàng tôm hàng cá hơn là con gái “nhà dân chủ” Mai Dũng
Sau đó, Lã Việt Dũng và các “nhà dân chủ” này quay sang chửi rủa nhóm Việt Vision theo kiểu bới móc và đã dám “nhục mạ” ứng cử viên Nguyễn Quang A bằng việc phỏng vấn những cử tri lên án ông Nguyễn QUang A không biết đến cử tri, dân địa phương, hay họp hành, sinh hoạt cộng đồng, tự dưng sau 10 năm lại “vác rá” đi xin chữ ký
TT
Ông Nguyễn Quang A mới đến, Nhóm “phóng viên dân chủ” này hào hứng chào đón rất niềm nở
TT phái dân chủ gây rối
TT3
Sau khi ông Nguyễn QUang A bước vào thì đám này ùa lên, đòi vào như muốn gây gổ với lực lượng bảo vệ ở đây. Khi ông Tổ trưởng dân phổ đến, đám này ùa lên chửi bới ông như thể ông là “tội đồ” với chúng.
Khi các cử tri đang bước vào hội trường, thì đám này thất vọng vì không được vào, lên đã buông vài câu chửi rủa kiểu, “dân Việt Nam ngu lắm”, “100 cử tri thì làm sao mà thay mặt, chọn lựa được ĐBQH xứng đáng”… Lập tức bị một cử tri lớn tuổi (bác đầu bạc) phản ứng, “sao các anh dám xúc phạm chúng tôi”…, lập tức chúng phải rối rít xin lỗi. Thật nhục nhã và trơ trẽn, may là bác cử tri này hiền, chứ gặp phải bà hàng cá, chắc lũ ngợm này ăn đủ
TTMột cử tri già bức xúc vì
Hình bác xử tri đang bức xúc “bật” lại đám ô hợp, vô văn hóa mang danh “dân chủ”
Sau đó, đám này tiếp tục “soi” từng cử tri xem ai đến muộn, muộn mấy phút. Xem ra buổi Hội nghị cử tri này chính quyền, công an chẳng đếm xỉa gì đến đám “dân chủ” này, cho dù rõ ràng chúng đang”tụ tập đông người”, khiêu khích các cử tri, tường thuật, nói năng, trả lòi phỏng vấn bóp méo, xuyên tạc Hội nghị cử tri này như mọi bận ở Bờ Hồ. Có lẽ chính quyền để các cử tri ở đây được trực tiếp chứng kiến đám tự nhận “đấu tranh dân chủ” này “vô văn hóa” đến cỡ nào.
TT ĐBP
TT NĐH
Tiếp đến bà Đặng Bích Phượng xuất hiện, trả lời phỏng vấn phủ nhận “giá trị” Hội nghị cử tri này là vô giá trị, phủ nhận những thủ tục bầu cử hiện nay. Được biết bà Đặng Bích Phượng cũng là ứng cử viên
Tiếp sau là UCV Nguyễn Đình Hà, cho biết, anh ta đang “vận động” cử tri, tuyên bố nếu tại Hội nghị cử tri có dấu hiệu “đấu tố” anh ta thì anh ta sẽ tẩy chay luôn, bỏ về luôn. Nghe có vẻ như các UCV này xem dân cư nơi mình đều là “DLV” của công an, chính quyền cả. Vậy xem ra con đường cách mạng của họ khá gian nan khi toàn “thù địch”, chẳng thấy người ủng hộ đâu
Khi bạn Hoàng Thị Nhật Lê đến phỏng vấn blogger Đoan Trang và các “nhà dân chủ” này lập tức tất cả chối từ “ngay lập tức”. Như vậy, xem ra họ chỉ đủ bản lĩnh tự xướng với đồng bọn, quyết tâm tránh né bất cứ kênh truyền thông “bất đồng chính kiến” nào với mình. Với họ, có lẽ bất cứ ai “bất đồng chính kiến” với họ đều là “kẻ thù”, “là DLV”, là “quân xanh quân đỏ” của công an, chính quyền cả. Thật tội.
Vừa xong đã có có kết quả Hội nghị cử tri. Ông NGuyễn Quang A chỉ được 6 phiếu ủng hộ trên tổng số 75 cử tri tham dự! Ngay khi có kết quả, lập tức đám người này ùa lên, phản ứng thô lỗ. Ông Nguyễn Quang A bước ra tường thuật lại diễn biến hội nghị, trong đó ông ta có ý “phản ứng” lại một ý kiến cử tri lên án ông ta không tham dự hoạt động cộng đồng, thì ông ta thanh minh (mới có) tham gia một lần (ý nói là chưa khách quan, nhưng trong khi ông ta mới tham dự sau khi bị nhóm Việt Vision phơi bày lên công luận)… Sau đó anh NGuyễn CHí Đức đến phản ứng, phỏng vấn vì sao ông đứng dưới lá cờ vàng, thì ông ta cúp đuôi chuồn thẳng, đồng bọn còn lại vô cùng phẫn uất, bu vào như muốn cấu xé, băm vằm ông Đức cho hả cơn cuồng.
Xin chúc mừng ông Nguyễn Quang A đã vượt qua được nhiều ưng cử viên “dân chủ” khác, là được hẳn 7 phiếu ủng hộ, ngang ngửa với Hoàng Dũng – Thủ lĩnh PTCĐVN, và cô TRang Nhung được 1 phiếu duy nhất của chính cô

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Giới zân chủ xuất khẩu thương hiệu “DLV” ra kiều bào hải ngoại

Báo Nhân dân ngày 31/3/2016 đăng bài  “Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì” của ông Hồ Ngọc Thắng – Việt kiều Đức lên án hành động lố bịch của ông M.Patzelt là nghị sĩ Quốc hội và là thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức tại phiên tòa xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (tuyên bố đến VN sẽ khiến cho quan tòa Việt Nam phải run sợ mà tha bổng cho Nguyễn Hữu Vinh, rồi cũng cầm biển hô hào đòi trả tự do cho Ba Sàm chẳng khác đám zận chủ, zân oan Việt….) và dẫn chứng về những vụ án xử các quản trị viên của cổng thông tin in-tơ-nét “Altermedia” tương tự như vụ án Ba Sàm đang được xét xử ở Đức cho thấy, tư cách “chõ mũi” vào chuyện nội bộ của nước khác mà quên đi rằng, đáng lẽ ông ta nên ở nhà mà thực hiện sứ mệnh bảo vệ chính công dân nước mình thì hợp hiến và hợp pháp hơn nhiều.
zc2zc3
Ông Pát-xê đang “trình diễn cùng “dân oan”, “dân chủ” bên ngoài phiên tòa
Bài báo lập tức kích hoạt tay bồi bút Bùi Thanh Hiếu như phát dại khi thóa mạ báo Nhân dân “đến thời mạt vận” khi dám xúc phạm đến một nghị sỹ Đức vì Chính phủ Việt Nam đang nhận viên trợ từ Chính phủ Đức trong “cải cách hệ thống pháp luật” và nâng cao chất lượng hệ thống tư pháp, thóa mạ ông Thắng chỉ là Việt kiều đang ăn nhờ ở đậu nước Đức mà dám “trắng trợn phỉ nhổ vào nước Đức”, gọi những người như ông Thắng là “lạc loài đến mức điên cuồng”, “háo danh và cuồng vọng”, rồi “đe dọa” ông Thắng kiểu “sẽ có người chụp hình bài báo Nhân Dân và dịch sang tiếng Đức để gửi quốc hội Đức. Cho người dân Đức, quốc hội Đức thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam đang nhục mạ thượng nghĩ sĩ Đức thế nào. Có khi gửi cho cả con dâu, rể người Đức của hắn để họ thấy hắn đang làm trò gì trên đất nước Đức”…
Xem link https://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/b%C3%A1o-nh%C3%A2n-d%C3%A2n-h%E1%BA%BFt-th%E1%BB%9Di-m%E1%BA%A1t-v%E1%BA%ADn/1196121070413112
zc4
Khi viết những dòng này, chắc Hiếu Gió đang tạm quên đi thận phận của hắn ở nước Đức, với danh nghĩa sang Đức học nghề báo đã trốn ở lại để được “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” bằng ngày ngày sản xuất bài vở “yểm trợ đồng bọn quốc nội” ra sao, …Chính bản thân HIếu trơ trẽn tự nhận mình là kẻ chuyên dựng chuyện “phe nọ, phe kia cho vui” khi sản xuất ào ạt bài vở xuyên tạc nhân sự Đại hội XII. Với tư cách mạt hạng như vậy mà hắn tự cho mình cái quyền “khủng bố”, “phỉ báng” người khác đã đủ thấy tư cách thảm hại của hắn đến mức nào.
zc5
Vợ Ba Sàm và các zận chủ gia “gặp” ông Pat-xê – người bảo trợ cho Basam trước phiên tòa
Còn nhớ chuyện, Hiếu Gió sang Mỹ lân la đến quán phở của bà Beo Hồng chụp ảnh rồi hô hào đám Cờ vàng ở Mỹ tẩy chay, tấn công quán phở này vì bà Beo từng là “cán bộ cộng sản”, cuối đời lại đến Mỹ “nương nhờ”, kinh doanh kiếm lời. Bà Beo không vừa khi thách thức “dạng háng” cho Hiếu Gió xăm xoi khiến hắn ta ê chề mặt mũi, lảng tránh, thanh minh, thanh nga rằng hắn ta không phải là “tác giả” của những tấm ảnh chụp quán bà Beo kia. Nhục nhã thay cho hắn, giờ đây, bài cũ đem soạn lại, chứng tỏ, loại người như Hiếu Gió còn cực đoan, điên cuồng hơn cả đám cờ vàng, Việt tân hải ngoại gấp nhiều lần. Sự cay cú, hận thù cộng với tâm lý của kẻ thất bại, đê tiện, bồi bút khiến hắn không khác Ngô Kỷ là mấy.
zc6
Buồn cười là cộng hưởng, hòa nhịp với “bức bối” của Hiếu Gió, ông Nguyễn Quang A và đám zận chủ trong nước cũng hùa theo, chụp mũ cho ông Hồ Ngọc Thắng là “DLV” ở Đức. Khổ nỗi, những “DLV” ở Đức này ngày càng đông, như blog Karel Phùng, nhà văn Nguyễn Văn Thọ…đang ngày ngày khai hóa cho dân Việt những diễn biến có thực về đời sống nhân quyền, giá trị chính trị, xã hội …của nước Đức từ chính hiện trạng đang diễn ra ở Đức để dân Việt tự so sánh với chế độ chính trị, xã hội ở Việt Nam bằng tư liệu “nói có sách mách có chứng”, hay đơn giản là truyền tải lại các “công trình khoa học” của giới học giả phương Tây nói về chính bản chất chế độ này (như bài ““Nền dân chủ phương Tây” và sự khủng hoảng niềm tin ”,  “Sự “biến mất” lòng tin với truyền thông phương Tây” ) …khiến cho đám người lưu vong như Hiếu Gió cay cú, cứng họng, hết cách khoa trương mẫu hình “dân chủ, nhân quyền phương Tây” khai hóa “dân Việt hèn, ngu” của chúng.Thảm nhất, là một vài quan chức nhân quyền, vài dân biểu Mỹ, Châu Âu luôn thích chõ mũi can thiệp vào Việt Nam do sức ép của “sứ mệnh chính trị” hay “lá phiếu từ cộng đồng chống cộng” thường được đám này ra sức đánh bóng mà kền, xem những lời nói của họ như “khuôn vàng thước ngọc” để “tố” Đảng, Chính quyền Việt Nam đang “đàn áp nhân dân Việt Nam” ra sao, thậm chí những ông bà nghị sỹ, quan chức này còn bị đám Cờ vàng khai thác hình ảnh, dựng chuyện điều trần  để lòe bịp dư luận, làm truyền thông “lóa mắt” dân chúng trong nước đã bị chính những Việt kiều đang sống ở Mỹ, ĐỨc với khả năng ngôn ngữ bản địa bóc mẽ bao lần làm chúng ê ẩm, không dám chữa ngược, trơ mặt nói lấy được.
Đây không phải lần đầu ông Hồ Ngọc Thắng viết bài được báo Nhân dân đăng tải. Bản thân ông cũng không phải số ít những cây viết người Việt ở nước ngoài được báo Nhân dân “trọng dụng”. Nhóm Sách Hiếm, Nguyễn Phương Hùng  – KBCHN, ông Thu Tứ (Đoàn Thế Phúc) con trai của cây bút chống cộng của chính quyền VNCH đang ở Mỹ (tác giả loạt bài Không ai được xuyên tạc lịch sử dân tộc !), hay Ngọc Dung ở Đức với rất nhiều bài như “Về hiện tượng “xuất khẩu, nhập khẩu giá trị phương Tây””, Nói xấu chế độ, bịa đặt và xuyên tạc sự thật để được… tị nạn”…cho thấy lượng kiều bào hướng về tổ quốc ngày càng đông dưới sự bất lực của đám Cờ vàng và zân chủ này.
Giải thích lý do cho sự hướng về cố quốc này, ông Hồ Ngọc Thắng từng trải lòng trong bài báo “Tại sao ông C.Stờ-rê-xe lại “bàng hoàng” ?” đã viết “Sinh sống, làm việc ở CHLB Đức, tôi luôn tự hào về những gì mà Chính phủ Đức, nhân dân Đức đã giúp đỡ Việt Nam. Trong cuộc sống, ở nơi làm việc, tôi luôn nhận được sự tôn trọng của người dân Đức khi biết tôi là người Việt Nam, sự chân thành chia sẻ khi biết Việt Nam phải vượt qua khó khăn để phát triển. Tuy nhiên, tôi lại buồn khi biết ở quê hương có một số cá nhân nhân danh dân chủ, nhân quyền để làm những điều vi phạm pháp luật, như: truyền bá các quan điểm đi ngược lợi ích đất nước, kêu gọi lật đổ chế độ,… Tôi buồn hơn khi biết trong một số trường hợp ông C. Strässer – người Đức hiện là Đặc ủy nhân quyền, lại có việc làm như là bao che, bảo vệ mấy người này? Tôi từng hy vọng thái độ khách quan, chính trực vốn có của người Đức sẽ giúp ông nhận chân sự thật để phân biệt đúng – sai. ..”
Chính nhờ được thụ hưởng môi trường, cuộc sống, phong cách của người Đức đã sản sinh ra những công dân “tử tế” như ông Hồ Ngọc Thắng. Ông Thắng đã cho người Việt thấy được rằng, những chính khách, dân biểu thích chõ mũi, can thiệp vào nội bộ nước khác chỉ là thiểu số rất nhỏ, hoàn toàn trái với phong cách của những chính khách tử tế hay thái độ sống chính trực của người dân nước sở tại kia. Đó là lý do vì sao Chính phủ Việt Nam, một mặt thực hiện chính sách hòa giải nhằm kéo những người gốc Việt lâu nay bị bưng bít thông tin hoặc tiếp xúc thông tin một chiều từ đám cờ vàng, zân chủ hận thù hay các con buôn, đầu lậu chính trị trở về đất nước, tìm đến kênh thông tin chính thức. Mặt khác thúc đẩy quan hệ và tranh thủ những mặt tích cực, ưu việt của chính quyền, nhân dân Mỹ, phương Tây, gạt ra rìa những chính khách như ông M.Pat-xê kia, xếp họ “đồng hạng” với đám “dân oan”, “dân chủ” ở Việt Nam, đứng bên ngoài phiên tòa (từ chối hợp tác). Đấy mới là chính sách ngoại giao đúng đắn khiến đám zận chủ, cờ vàng phát cuồng khi “món quà Tây phương” của họ bị Chính phủ Việt Nam vô tư ném vào sọt rác như người dân Mỹ từng ném cờ vàng khiến cả “truyền thông cờ vàng” như phát cuồng vậy.
Xin gửi bạn đọc nguyên văn bài báo đang khiến đám zận chủ Hiếu Gió, Nguyễn Quang A, JB NGuyễn Hữu Vinh…. để hiểu lý do cho điên cuồng rủa sả, tấn công một công dân Đức gốc Việt như vậy
Nguyễn Biên Cương
http://cuongdaita.blogspot.com/2016/04/gioi-zan-chu-xuat-khau-thuong-hieu-dlv.html

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Lính đánh thuê và gái điếm Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam

Họ đã theo chân Mỹ đến để xâm lược và tàn sát người Việt Nam, và nay còn nguy hiểm hơn nữa bởi sự xâm lăng bằng văn hóa, khi có những người Việt trẻ và cả không còn trẻ khoác lên mình bộ quân phục của ngụy quân Hàn Quốc, hàng ngày xem phim Hàn, sụt sùi khóc cho các thần tượng ộp pa, tẩy chay hàng Việt để chạy theo hàng hóa Hàn, Nhật, Mỹ…
Và còn nữa, phong trào “tự nhục” khi luôn bôi nhọ, coi khinh văn hóa Việt, cuộc sống Việt để mơ giấc mơ Mỹ, Nhật, Hàn, Sing, …
Mong mọi người cùng đọc những thông tin tổng hợp, để biết họ đã làm giàu bằng máu xương người Việt, máu xương và nhân phẩm người dân họ như thế nào. Và hãy ngẫm, xem Việt Nam có thể đánh đổi để học những kẻ độc tài Park Chung-hee, Lý Quang Diệu,… mà làm giàu, để có “Hòn ngọc Viễn Đông” bằng những xác người và cái trôn gái đĩ hay không.
1. Âm mưu tình nguyện làm lính đánh thuê của chính quyền Đại Hàn dân quốc
Ngay sau khi Ngô Đình Diệm công bố kết quả cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu vào ngày 26/10/1955, ngày 27/10 Nam Triều Tiên đã vội vã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9-1957, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Văn đã chính thức gợi ý về việc thành lập một liên minh quân sự chống Cộng ở châu Á bao gồm Đại Hàn dân quốc, Trung Hoa dân quốc và VNCH. Sau đó, Hàn Quốc và VNCH ra Tuyên bố chung, cam kết phát triển quan hệ và khẳng định quyết tâm chống Cộng. Lý Thừa Văn nhấn mạnh lại trong chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 11-1958: “Cần phải khẩn thiết thành lập một đạo thập tự quân chiến đấu cho tự do”.
Ý định gửi quân đội sang Việt Nam tham chiến của Chính phủ Hàn Quốc có từ rất sớm. Đầu năm 1954, Tổng thống Lý Thừa Văn đã đề nghị gửi “Quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam để hỗ trợ cuộc chiến đấu chống Cộng sản”. Những năm 1957-1958, Chính quyền Lý Thừa Văn còn tổ chức các đoàn khảo sát tình hình chiến trường miền Nam Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện nếu đề nghị gửi quân được chấp thuận. Tháng 11-1961, trong chuyến thăm Washington, Chủ tịch Hội đồng tối cao tái kiến thiết Quốc gia Park Chung Hee xin Mỹ cho quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam, nhưng khi đó Mỹ chưa chính thức đưa quân vào Việt Nam.
Đầu năm 1962, diễn biến chiến trường tiếp tục có những bất lợi đối với quân đội VNCH, Mỹ phải tập trung cứu nguy cho ngụy quyền Sài Gòn khiến Hàn Quốc lo lắng bị bỏ rơi, càng thúc đẩy quyết tâm gửi lính đánh thuê sang Việt Nam của Chính phủ Hàn Quốc. Sau khi L.Johnson nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhằm giảm bớt gánh nặng xương máu, ngày 9-5-1964, Mỹ chính thức gửi công hàm cho 25 nước đồng minh, yêu cầu cùng chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở Việt Nam. Tháng 6-1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đề nghị 34 nước chi viện, song nhiều nước phản ứng khá dè dặt. Chỉ có Hàn Quốc nhiệt tình hưởng ứng cùng các nước Úc, New Dilan, Thái Lan, Philipines, Puerto Rico (khi đó chưa thuộc Mỹ) gửi quân tham chiến tại Việt Nam, với sự hỗ trợ hậu cần của Nhật Bản, Singapore, vv..
Ở đây, Park Chung-hee đã lựa chọn bài toán 4 lợi ích:
+ Đáp ứng yêu cầu của chủ Mỹ, tỏ rõ sự trung thành của một chư hầu để không bị Mỹ bỏ rơi, bán cho CP Mỹ gần 400.000 lượt lính đánh thuê và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ nhu cầu xác thịt của lính Mỹ họ, đổi lấy viện trợ kinh tế văn hóa xã hội.
+ Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt, trấn áp thành phần khác tư tưởng những kẻ lưu manh trộm cướp, tống hết vào án lính “xuất khẩu”, bởi vậy lính Đại Hàn nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, gây ra hàng trăm vụ thảm sát dân thường ở Việt Nam (đã đăng trong bài trước).
+ Dùng phần lớn tiền Mỹ trả cho xương máu của đám lính đó và nhân phẩm của phụ nữ Hàn làm học bổng đào tạo các nguồn nhân lực kỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa …
+ Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục dân tộc phải trả bằng kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợ cấp đều tuyên thệ xác nhận đây là tiền đánh đổi xương máu và nhân phẩm của 1,5 triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K (Kungfu Korea).
2. Lực lượng lính đánh thuê Đại Hàn ở Nam Việt Nam
Ngày 20/7/1964, Dự án đưa lính đánh thuê sang miền Nam Việt Nam được trình và nhanh chóng được tất cả các thành viên Quốc hội Đại Hàn dân quốc ủng hộ, bỏ phiếu thông qua ngày 31/7/1964, Bắt đầu từ ngày 24/8/1964, binh lính Đại Hàn có mặt tại Việt Nam và lập tức gây ra những tội ác trời không dung đất không tha.
Đến cuối năm 1966, tổng số quân Đại Hàn tại Việt Nam đã lên đến 45.660 người, chiếm hơn 50% lực lượng quân đội nước ngoài tại miền Nam Việt Nam và 25% tổng lực lượng chiến đấu của Mỹ trên chiến trường Quân khu 5. Năm 1968 là năm Hàn Quốc có lực lượng quân sự cao nhất, lên tới 50.003 người. Chính phủ Hàn Quốc còn ra sức thuyết phục Mỹ đồng ý không cắt giảm lực lượng tại Hàn Quốc nếu như không có sự trao đổi và thỏa thuận trước.
Việc Mỹ bố trí các sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã, Rồng Xanh của Đại Hàn chốt giữ ở chiến trường Quân khu 5- một địa bàn chiến lược trọng yếu, cho thấy Mỹ tin tưởng và đánh giá cao khả năng của đội quân đánh thuê trung thành này. Quân đội Hàn Quốc trở thành lực lượng “xương sống” trong các cuộc hành quân bình định và tìm diệt, chia sẻ tới gần 40% nhân lực và sinh mạng chiến tranh cho nước Mỹ. Theo thống kê chính thức của Chính phủ Hàn Quốc, từ tháng 10-1965 đến tháng 3-1973, quân đội Hàn Quốc tiến hành và tham gia tiến hành 1.170 cuộc hành quân quy mô cấp đại đội trở lên, hơn 556.000 cuộc hành quân quy mô cấp trung đội trở xuống, gây ra hàng loạt những vụ thảm sát đẫm máu và tàn khốc (thống kê chưa đầy đủ có 43 vụ thảm sát dân thường, trong đó 13 vụ giết 100 người trở lên, có vụ hơn 1.000 người).
Không chỉ đảm nhiệm các hoạt động quân sự, lực lượng Nam Hàn còn tích cực tiến hành công tác dân sự/dân vận – tâm lý chiến. Nếu như trong giai đoạn đầu tham chiến, tỷ lệ các hoạt động quân sự chiếm 70%, công tác dân sự – tâm lý chiến chỉ chiếm 30%, thì từ nửa cuối năm 1967, tỷ lệ này được nâng lên ngang bằng (50/50). Tuy nhiên, các hoạt động dân sự này luôn được tiến hành song song với những trận càn quét, bắn giết man rợ nhằm vào dân thường Việt Nam.
3. Đại Hàn làm giàu từ chiến tranh Việt Nam, từ tiền bán máu và bán trôn người Triều Tiên, thế giới chỉ có Park Chung-hee là một.
Phục vụ mục tiêu kinh tế, Hàn Quốc xin Mỹ ký “Bản ghi nhớ Brown” (Brown Memorandum, ngày 25/2/1966). Theo đó, đổi lấy việc Hàn Quốc đưa quân đánh thuê đến miền Nam Việt Nam, Mỹ cam kết cung cấp một số lượng lớn trang thiết bị cho việc hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc, mua của Hàn Quốc các trang thiết bị quân nhu, các loại hàng hóa cần thiết khác để cung cấp cho quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, tăng cường viện trợ kỹ thuật cho Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc; tăng thêm các khoản cho vay của Cơ quan phát triển quốc tế AID….
Hàn Quốc đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ xương máu của binh lính và nhân phẩm phụ nữ Hàn. Họ không mất bất kỳ một phí tổn nào cho lực lượng quân đội ở Nam Việt Nam, mà riêng từ 1965 đến năm 1970, đã nhận được từ Mỹ 1 tỷ USD viện trợ, 150 triệu USD vốn vay phát triển. Hàn Quốc cũng nhận được những hợp đồng thầu xây dựng béo bở, những hợp đồng xuất khẩu lao động có lợi nhuận cao (chủ yếu là công nhân xây dựng căn cứ quân sự và gái điếm), chiếm tới 70% tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài khi đó. Số ngoại tệ mà Hàn Quốc thu được từ miền Nam Việt Nam do Mỹ trả tăng đều qua các năm, bình quân chiếm 38% tổng xuất khẩu sản phẩm và 47% tổng số tiền Hàn Quốc nhận được từ nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển ngoạn mục của kinh tế Hàn Quốc thập niên 60, 70: Từ năm 1965 đến năm 1975, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 29 lần và tổng sản phẩm quốc nội (GNP) tăng 14 lần, năm 1971 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1961.
Về quân sự, trong thời gian Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc tăng hơn gấp 2 lần, bình quân mỗi năm vào khoảng 370 triệu USD. Nhờ có các khoản viện trợ đó, Hàn Quốc đã từng bước hiện đại hoá quân đội, phát triển mạnh mẽ công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, Đại Hàn đã phải trả giá đắt cho việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam: hơn 5.000 binh lính thiệt mạng, 11.000 người mang thương tật vĩnh viễn; 100.000 nhiễm chất độc da cam. Chiến tranh Việt Nam đã qua đi qua hơn 40 năm, song “hội chứng chiến tranh Việt Nam” ở Hàn Quốc dai dẳng, nhức nhối không kém gì ở nước Mỹ và vẫn đang giày vò tinh thần hàng ngàn cựu chiến binh và các cô gái điếm năm xưa. Trớ trêu là truyền thông Hàn chỉ tập trung tố cáo Nhật làm nhục phụ nữ Triều Tiên trong thế chiến 2!!!
(sơ sơ tài liệu có ở những đây:
+ Choi Sang Su: Relations Vietnam – South Korea, Seoul, 1966.
+ Hồ sơ v/v ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Fond Đệ nhất Cộng hòa, + Allied Participation in Vietnam, Department of Army Washington D.C. 1985.
+ Добрынин Анатолий: Сугубо доверительно, Изд. “Автор”, Москва, 1996.
+ Ku Su Jeong: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ku Su Jeong: The secret tragedy of Vietnam.
+ Hồi ký Kim Jin Sun, http://www.lichsuvietnam.info
+ Elite Korean Units during the Vietnam war.
+ Ku Su Jeong: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005).
+ Kristen McClung: Vietnam War: Korea’s Involvement, HighBeam Research, 2013.).
=====
SỰ SÁM HỐI MUỘN MẰN:
Do chính sách o bế thông tin của nhà cầm quyền Hàn Quốc, người dân họ hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được biết đến đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.
Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, phớt lờ ý kiến dư luận (77,9% người dân Hàn Quốc được hỏi đã yêu cầu chính phủ xin lỗi Việt Nam) – Hàn Quốc vẫn không đưa ra lời xin lỗi chính thức ngoài một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và một số nhóm người Hàn Quốc có lương tri đến chuộc lỗi tại những nơi họ đã gây ra tội ác chiến tranh, và ẩn sau đó vẫn thấy mục đích mị dân nhằm thúc đẩy các dự án kinh tế của họ ở miền Trung Việt Nam!!!
Trong cuốn hồi ký về chiến tranh Việt Nam, Đại tướng Kim Jin Sun (nguyên đại úy đại đội trưởng đại đội 11, sư đoàn Mãnh Hổ) mô tả lại: “Tôi đã từng đi săn nhưng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết người trên chiến trường. Khi nhìn thấy đối phương bị giết, chúng tôi có một cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác người mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa nói chuyện vui vẻ. Không thể có một chút gì gọi là nhân tính con người”. Đó là một đội quân chỉ có giết và giết, các giá trị đạo đức “bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường”.
Lời tựa cuốn “Ký ức chiến tranh” của Kim Jin Sun:
“Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.
Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.
Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều VC để tồn tại và ngăn chặn CS.
Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà Nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi…, tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng… lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:
“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.
Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.
Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.
Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN”.
Trích nội dung phần 1 Hồi ký Kim Jin Sun:
“…Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.
Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.
…Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.
Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,… Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.
Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, ngưòi mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.
Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Vàtôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN….”
(xem toàn bộ hồi ký của Kim Jin Sun, có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh ở đây: http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuK/KimJinSun1.php)

Đôi điều hé mở về Cơ quan phản gián Vatican

Tuy đại diện tòa thánh Vatican tại Rome luôn phủ nhận sự tồn tại tổ chức tình báo riêng của mình, nhưng giới sử gia am hiểu lại quả quyết rằng, cơ quan cơ mật này đã hiện diện hàng trăm năm nay, kể từ thời trị vì của Giáo hoàng Pio V vào giữa thế kỷ XVI cùng nỗ lực thu phục ảnh hưởng trong giới con chiên trên các hòn đảo thuộc Đế chế Anh.
Cho dù có sục sạo khắp Vatican, vùng lãnh địa nhỏ bé mang tầm vóc một quốc gia nằm lọt thỏm trong lòng thủ đô Roma ở Italia cũng chẳng thấy tòa nhà nào gắn tấm biển “cơ quan mật vụ” cả. Vậy trụ sở Cơ quan Tình báo Vatican nằm ở đâu? Vấn đề uẩn khúc đã được cựu Thủ tướng Italia Giulio Andreotti làm sáng tỏ. Đó là Học viện Nghiên cứu tín ngưỡng Vatican nổi danh qua tên gọi tắt “Pro Deo” với các chi nhánh rải khắp thế giới.
Mật vụ Vatican - DLV.VN
Thư ký G.Andreotti (ngồi) sát cánh bên trùm tình báo Vatican A.F.Morlion.
Người sáng lập cơ sở này là đức Tổng giám mục Dominica gốc Bỉ Andrew Felix Morlion (1904-1987). Trong quá khứ, G.Andreotti từng đảm nhiệm chức danh trợ lý cho Giám đốc A.F.Morlion, nắm rõ các mối liên hệ mật thiết với các đồng nghiệp ngoại quốc. Hàng ngày linh mục hiệu trưởng Trường Pro Deo thường xuyên mạn đàm với lãnh đạo các cơ quan tình báo phương Tây, nhất là với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Đặc tình từ Pro Deo nằm trong biên chế tại hầu hết các văn phòng quyền lợi Vatican ở nước ngoài, trong khi tòa thánh hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên hành tinh. “Danh xưng của Pro Deo chỉ là vỏ bọc hợp pháp cho các hoạt động do thám”, chính khách cộm cán G.Andreotti nhấn mạnh.
Thế còn giới nhân viên tình báo Vatican thường tu nghiệp ở đâu? Ký giả Italia gạo cội Erik Fratini đồng thời là tác giả cuốn sách “La Santa Alianza” mới ấn hành gây xôn xao dư luận, quả quyết rằng, đó là ngôi trường bề thế mang danh “Collegium” án ngữ cả góc phố Via Carlo Cattaneo giữa Rome. Danh chính ngôn thuận đây là cơ sở chuyên đào tạo các chức sắc tôn giáo, còn các khoa phòng cụ thể bên trong thì người ngoài chẳng thể rành rẽ. Tân cử nhân-gián điệp từ đây sẽ được tung đi khắp nơi…
Điệp viên cự phách hàng đầu của Vatican chính là David Richio, từ một nhạc công người Italia trẻ tuổi đã “leo cao luồn sâu” trở thành thư ký riêng kiêm nhân tình của Nữ hoàng Scotland Mary Stewart cầm quyền trong giai đoạn từ năm 1542 đến 1567, với tham vọng “xúi” bà tiếm quyền Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất hòng xóa sổ dòng đạo Tin Lành “phản nghịch” do Vua Henri VIII khởi xướng tại Anh. Sau thì chồng M.Stewart phát hiện ra nên đã cho người ám sát kẻ tình địch, khiến kế hoạch phát xuất từ Rome bị đổ bể… Nhưng lịch sử cũng ghi nhận những chiến công hiển hách được lập bởi Cơ quan Tình báo Vatican. Tiêu biểu như “chương trình 100 ngày” trở lại Paris của Napoleon Bonaparte hồi giữa năm 1810 sau khi thất sủng và chạy trốn về đảo Elbe.
Trong khi các cơ quan phản gián kỳ cựu như Pháp, Anh, Áo và Nga đều “mù tịt” về mưu đồ của Napoleon, duy nhất Vatican biết được nguồn tin hi hữu để sẵn sàng ứng phó. Rồi người đầu tiên nắm rõ bản kế hoạch chi tiết nhằm chinh phục châu Âu của tên trùm phát xít A.Hitler thời Chiến tranh thế giới thứ II cũng là Giáo hoàng, qua điệp viên nội gián bên trong tổng hành dinh Đức Quốc xã. Đó là viên luật sư người Munich Iozef Muller, sau chiến tranh trở thành nhà sáng lập kiêm Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Xã hội Công giáo Đức. Còn kỳ tích lớn nhất của tình báo Vatican trong thời hiện đại là đã ngăn chặn âm mưu bắn rơi chiếc máy bay chở nữ Thủ tướng Israel Golda Meir ngày 15/1/1973, khi bắt sống một nhóm du kích Palestine vũ trang bằng tên lửa vác vai đang phục sẵn gần sây bay Rome.
Nữ chính khách “diều hâu” G.Meir trên đường công du châu Phi đã bí mật viếng thăm tòa thánh trong nửa tiếng đồng hồ, thể theo lời mời từ cá nhân Giáo hoàng Jeane Paul II. Cũng chính giới nhân viên mật vụ Vatican kết hợp với Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) trong một chiến dịch cộng tác mang mật danh “chủng tộc trắng”, đã bảo đảm mỹ mãn cho chuyến thăm của đương kim Giáo hoàng Benedict XVI tại “lò lửa” Trung Đông dạo đầu mùa hè vừa rồi.
Nhưng thất bại hàng đầu của lực lượng phản gián Vatican là đã không phát hiện ra âm mưu ám sát Giáo hoàng Jean Paul II, được thực hiện trong tháng 5/1981 ngay giữa quảng trường trung tâm tòa thánh bởi một phần tử quá khích gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kế đến là vụ Wolter Chisek, công dân Mỹ gốc Ba Lan từng được tôn vinh là “một trong những điệp viên tài giỏi nhất Vatican” bị lộ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Nga học ở Collegium, cuối năm 1940 Chisek được cài cắm sang Liên Xô dưới cái tên giả là Vladimir Lapinsky. Hoạt động chẳng bao lâu đã bị Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB) tóm cổ cùng bản án 15 năm tù. Sau W.Chisek được phóng thích qua một vụ trao đổi điệp viên và chết tại Mỹ vào năm 1984.
Là một thể chế quy mô nhà nước, Tòa thánh Vatican không thể đứng ngoài các sự kiện địa chính trị quốc tế, chưa kể cần phải luôn củng cố vai trò lãnh đạo hàng trăm triệu tín đồ trên thế giới. Nhu cầu thu thập thông tin trở nên hết sức thiết yếu hòng đảm trách mục tiêu đề ra, hay như lời nhận định của học giả nổi tiếng người Italia Nino Lo Belo: “Vatican sở hữu bộ máy gián điệp hữu hiệu nhất hành tinh”

Khánh Ly, kẻ cơ hội điển hình

Giọng hát Khánh Ly gắn liền với nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ được nhiều người mến mộ. Thế nhưng, Khánh Ly hầu như không giữ gìn tình cảm của khán giả dành cho mình. Sau khi rời Việt Nam sang định cư tại Mỹ, Khánh Ly liên tục có những hoạt động chống quê hương bằng nhiều hình thức khác nhau.
LỜI NÓI DỐI
Khánh Ly tên thật là Nguyễn Lệ Mai, sinh ngày 6-3-1945 tại Hà Nội. Năm 1954, Khánh Ly theo mẹ di cư vào miền Nam. Năm 1962, cô bắt đầu hát tại các phòng trà Sài Gòn. Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt. Phát hiện giọng ca đặc biệt của cô ca sĩ trẻ, Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly về Sài Gòn. Khánh Ly xuất hiện trong làng ca nhạc những năm đầu của thập niên 60 với những bài hát được “đo ni đóng giày”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Khánh Ly ban đầu vẫn xác định ở lại VN. Nhưng sau khi được tin người chồng là lính ngụy đã tử trận, nghe lời người thân khuyên, Khánh Ly ôm ba đứa con lên một chiếc ghe nhỏ tạm lánh ra khơi chờ tình hình yên ổn sẽ về, nhưng chiếc ghe đã đưa cả đoàn người vượt biển sang Mỹ. Sang đến “miền đất hứa”, Khánh Ly phải làm nhiều việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi con. Về sau, Khánh Ly sang được một cái sạp nhỏ để bán hàng nhưng cũng thua lỗ. Trong lúc túng bấn, Khánh Ly gặp và kết hôn với N.H.Đ, là chủ bút tờ báo Hồn Việt, một trong số những tờ báo của người Việt xuất hiện đầu tiên tại hải ngoại với những bài viết chống đất nước khá quyết liệt.
Trong thời gian sống và biểu diễn tại Mỹ, Khánh Ly thường xuyên tham gia nhiều chương trình ca nhạc chống Việt Nam của số văn nghệ sĩ phản động tại hải ngoại, tham gia nhiều cuộc biểu tình của những hội đoàn cực đoan. Cô còn là thành viên tích cực vận động quyên góp tiền giúp đỡ lính Việt Nam cộng hòa, thực hiện nhiều chương trình ca nhạc, CD, VCD, điện ảnh, viết báo chống Cộng.
Với quan điểm nhân đạo và đại đoàn kết dân tộc, nhà nước vẫn đồng ý cho Khánh Ly và gia đình về nước thăm quê hương và thân nhân. Mỗi lần về Việt Nam với mục đích thăm chị ruột, Khánh Ly đều bộc bạch: “rất buồn về những việc làm không tốt trước đây và muốn quên đi quá khứ” và thừa nhận những việc làm của mình đối với đất nước trong khoảng thời gian từ 1975-1985 là không thể chối cãi được. Khánh Ly cho biết thực tâm cô rất buồn khi phải rời Việt Nam, thanh minh những hoạt động của bản thân ở nước ngoài là “do hoàn cảnh và sức ép của các nhóm chống Cộng cực đoan tại hải ngoại”. Cô cũng cam đoan “nếu được về nước biểu diễn sẽ sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để phản bác lại những tổ chức chống Cộng ở hải ngoại”.
HÀNH ĐỘNG THẬT
Tuy nhiên, khi về Mỹ, Khánh Ly phủi hết những gì mình đã ân hận. Trong quá trình biểu diễn tại hải ngoại, bên cạnh những tuyên bố, nhận xét, Khánh Ly còn thường xuyên trình bày, biểu diễn những bài hát chống Cộng. Trong chương trình VCD 30 năm viễn xứ do Thúy Nga Paris Bynight sản xuất, Khánh Ly hát những câu như thế này: “Ba mươi năm cuộc tương tàn, người giết người không kịp mở mắt, nửa nước này cố giết một nửa nước kia để lập chiến công”. Cũng trong chương trình này, cô cùng với Thế Sơn, Thái Hòa tam ca bài hát: “Tôi bỏ nước đi để tránh hai chữ tội đồ, anh trả tự do bằng máu xương, em đổi bằng thân xác, vì tự do, ta mang đời lưu vong”. Trong chương trình Huyền thoại Lê Minh Bằng cực kỳ phản động do Asia phát hành, Khánh Ly cũng không từ bỏ “cơ hội” tham gia.
Tại hải ngoại, Khánh Ly lôi kéo một số ca sĩ trẻ đứng về phía mình, điển hình là Thế Sơn, một người sinh sau đẻ muộn, trưởng thành từ cái nôi âm nhạc trong nước nhưng lại thường xuyên mặc trang phục và hát bài ca ngợi lính Việt Nam cộng hòa. Nhiều nghệ sĩ hải ngoại nhận xét Khánh Ly là ca sĩ thích nổi loạn, thường có quan điểm chống đối chính phủ ngay từ trước năm 1975.
Ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton, Washington DC, Khánh Ly và Nam Lộc trong vai trò người dẫn chương trình biểu diễn mang tên “Xin đừng quên tôi” do Trịnh Hội và Nguyễn Đình Thắng tổ chức, đã đề nghị Bằng Kiều xé lá cờ đỏ sao vàng trước mặt khán thính giả.
Ngày 24-11-2002, tại khu Little Sài Gòn, bang California, Khánh Ly có mặt trong đại nhạc hội Tạ ơn chiến sĩ tự do kỳ 2 gây quỹ để xây dựng “tượng đài chiến sĩ tự do Việt Mỹ”. Tại đây, Khánh Ly hùng hồn tuyên bố: “Tôi rất hân hạnh được cùng các anh chị em xuống đường để chúng ta bắt đầu phát động chương trình góp một bàn tay để bước qua giai đoạn thứ hai là kết thúc công việc xây dựng tượng đài. Tôi nghĩ là mặc dù có trễ nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng tiến hành đến bước cuối cùng, đây cũng là một cái nhà của tất cả những người đã hy sinh cho chúng ta trên quê hương. Tôi chắc là anh hồn của những chiến sĩ đó muốn theo chúng ta qua bên này, ở xứ sở tự do và không có cộng sản. Tôi mong là tất cả mọi người cùng đóng góp để chúng ta có nơi chốn gặp nhau, nơi chốn xứng đáng để thắp hương, để treo lá cờ vàng ba sọc đỏ. Và những người ngoại quốc nữa, họ cũng đến để tưởng nhớ lại những người bạn cùng chiến đấu với họ trong cuộc chiến vừa qua”.
Trong dịp này, Thế Sơn cũng mạnh miệng: “Thế Sơn thấy việc xây dựng tượng đài ở ngay thủ đô của người tị nạn này rất là cần thiết. Thế Sơn thấy ở thủ đô tị nạn này phải có một công viên, có tượng đài, phải có một lá cờ Việt Nam cộng hòa vĩnh viễn tung bay!”.
Mới đây nhất, trong chương trình Huế – Sài Gòn – Hà Nội do trung tâm ca nhạc Thúy Nga thực hiện, Khánh Ly cũng xuất hiện trong nhạc kịch có tên gọi nhạc kịch Huế Mậu Thân. Trong đó, trên nền sân khấu là chiếc cầu Trường Tiền đổ sập, Quang Lê rên rỉ bài hát Những con đường trắng của Trầm Tử Thiêng, Tô Kiều Ngân với hình ảnh minh họa là những người dân mặc đồ tang trắng lê lết trên sân khấu (?!). Để tô đậm dụng ý xuyên tạc sự kiện lịch sử này, những người dàn dựng chương trình còn đưa cả một em bé mới chừng vài tháng tuổi lên sân khấu khóc oe oe nom rất khó coi! Ngay sau đó, Khánh Ly xuất hiện, nức nở hát Bài ca dành cho những xác người trên phông nền tang thương ấy.
Dù đã vượt biên rời khỏi Việt Nam nhưng Khánh Ly cũng như tất cả mọi người Việt trên thế gian vẫn đau đáu một niềm thương nhớ quê hương trong tim. Mong muốn quay về Việt Nam hát, Khánh Ly và gia đình vẫn thông qua một số trung tâm, tổ chức biểu diễn trong nước xin phép về nước biểu diễn. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn khác. Ngay khi rời quê nhà, bao giờ cũng vậy, Khánh Ly lại tiếp tục trở mặt.
Không chỉ Khánh Ly, hiện đang có cả những nghệ sĩ thành danh từ trong nước, được nuôi dưỡng tài năng, được phong tặng các danh hiệu cao quý, cũng có những bước đi lầm đường lạc lối, hung hăng tuyên bố những quan điểm phản động. Cơ quan hữu trách của Việt Nam cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng hơn nữa, phải ngưng cấp phép biểu diễn trong nước, tước danh hiệu của những người này khi cần thiết. Chúng tôi sẽ nói về những nghệ sĩä này trong kỳ sau.